Guanlong – Tổ tiên của các khủng long bạo chúa

guanlong
Hình ảnh phục dựng Guanlong wutaii (tác giả Natassya Ligeski Iung)

Chúng ta đã quá quen thuộc với hình ảnh to lớn và đầy sức mạnh của các loài Tyrannosaurus hay Tarbosaurus. Tuy nhiên, tổ tiên của chúng hay các chi khủng long bạo chúa khác chỉ là những theropod bé nhỏ đã từng phải lẩn trốn để không trở thành bữa ăn của những loài thú săn mồi khác. Hãy cùng tìm hiểu về Guanlong – loài khủng long đã sống sót qua cuộc đấu tranh sinh tồn đầy khắc nghiệt của Kỷ Jura để hàng triệu năm sau, các hậu duệ của chúng trở thành những sinh vật thống trị đứng đầu chuỗi thức ăn trên các lục địa của thế giới cổ đại.

Mắt xích bị quên lãng

Tyrannosauridae (“bạo long” hay “khủng long bạo chúa”) là một họ bao gồm những kẻ ăn thịt khét tiếng như Tyrannosaurus, Tarbosaurus hay Gorgosaurus… đã thống trị châu Á và Bắc Mỹ suốt giai đoạn 20 triệu năm cuối Kỷ Creta. Chúng rất dễ nhận biết với các đặc điểm như kích thước khổng lồ (đa số dài từ 9 – 13 m), sở hữu cái đầu to cùng nhiều răng sắc, các chi trước thoái hóa với chỉ hai ngón tay trái ngược với các chi sau to khỏe.

Sự phong phú về mặt số lượng cũng như mức độ nguyên vẹn của các hóa thạch đã khiến các khủng long thuộc họ này thành chủ đề được ưa thích của các nhà cổ sinh vật học. Tuy nhiên, các đặc trưng của họ Tyrannosauridae đã che mờ nguồn gốc của chúng trong cây tiến hóa. Sự thay đổi để thích nghi của những đặc tính hiện diện trong các loài bạo long ở cuối kỷ Creta như Tyrannosaurus, GorgosaurusTarbosaurus đã làm biến đổi hộp sọ, các chi và đốt sống của chúng, qua đó che mờ đi nhiều vết tích của các thế hệ khủng long tổ tiên.

Trong phần lớn thế kỷ 20, các nhà khảo cổ học sau thế hệ của H. F. Osborn đều cho rằng các bạo long là hậu duệ cuối cùng cùng của những loài carnosauria như Allosaurus hay Acrocanthosaurus. Nhưng vào cuối những năm 1990, xuất phát từ nguyên lý phân nhánh (phương pháp này cho phép đặt ra các giả thuyết có thể kiểm tra được, hiện nay được xem là cách phân tích quá trình tiến hóa tốt nhất), một giả thuyết mới được đặt ra cho rằng các bạo long tiến hóa từ những khủng long coelurosaur nhỏ bé và nhanh nhẹn,

Tuy nhiên, khi mà nguồn gốc tiến hóa của các bạo long vẫn chưa được làm rõ, vẫn còn nghi vấn đặt ra là liệu những đặc điểm về giải phẫu chung giữa các khủng long tyrannosaurid và các loài coelusaurus khác (compsonathid, ornithomimosaur hay các maniraptoran có lông vũ) là vì chúng có chung nguồn gốc hay chỉ đơn thuần là kết quả của quá trình tiến hóa hội tụ?

Để trả lời câu hỏi này cần phải tìm được các hóa thạch của các tổ tiên xa xưa hơn của các loài khủng long bạo chúa.

Trong vài năm gần đây, đã có nhiều hóa thạch như vậy được khám phá. Một trong số đó là Applachiosaurus, có quan hệ rất gần gũi với họ Tyrannosauridae cả về kích thước lẫn giải phẫu, và cũng giống như những người họ hàng của chúng, là động vật ăn thịt đầu bảng trong địa bàn của mình.

Một loài khác là Eotyrannus, có kích thước nhỏ hơn (con trưởng thành dài khoảng 4,5m) và có chi trước dài hơn với ba móng vuốt đặc trưng của bộ coelurosaur. Chúng chỉ là loài có sức mạnh thứ hai (sau các allosauroid spinosauroid) trong môi trường sống của mình.

Vào năm 2004, Xu Xing và cs mô tả loài Dilong (Đế long) sống vào đầu kỷ Creta, một loài khủng long ăn thịt có kích thước chỉ dài 1,5 m và có protofeather (một hình thức sơ khai của lông vũ).

Cho đến nay, các loài khủng long này được xem là các thành viên sớm nhất của siêu họ Tyrannosauroidea, gồm các bạo long và họ hàng thân thuộc của chúng.

Con rồng Tân Cương

Thế kỷ XXI, Trung Quốc nổi lên như một điểm đến ưa thích của giới khảo cổ khi liên tục có nhiều phát hiện quan trọng, chẳng hạn như khu vực Liêu Ninh với hệ sinh thái vô cùng đa dạng là nơi đã khai quật được dấu tích của các loài khủng long có lông vũ, động vật có vú nguyên thủy hoặc thực vật có hoa từ 110  – 128 triệu năm trước.

Xa hơn về phía Tây của sa mạc Gobi là vùng đất Tân Cương đầy bí ẩn, nơi ghi dấu một thời về Con đường Tơ lụa huyền thoại. Ẩn sâu trong những khối đá đầy màu sắc có niên đại từ giai đoạn Hậu Jura ở khu vực vịnh Ngũ Thái cằn cỗi thuộc bồn địa Junggar của Tân Cương là những hóa thạch có niên đại từ 156 – 161 triệu năm trước. Các bãi hóa thạch nơi đây thuộc hệ tầng Shishugou, phía trên thuộc về Trung Jura còn phía dưới thuộc kỷ Tiền Jura.

Năm 2002, các giáo sư Từ Tinh (Xu Xing) thuộc Viện Cổ sinh Động vật có xương sống và Cổ nhân loại học Trung Quốc và James M. Clark của Đại học George Washington trong chuyến khảo sát lần thứ sáu đến khu vực này đã khai quật được hai bộ hóa thạch của một loài khủng long ăn thịt chưa từng được biết đến trước đó.

Mẫu vật định danh được ký hiệu là IVPP V14531, là bộ xương tương đối hoàn chỉnh của một cá thể trưởng thành. Nằm ngay bên dưới nó là mẫu vật phụ với ký hiệu IVPP V14532, thuộc về một con non với mức độ nguyên vẹn thậm chí còn cao hơn và vẫn còn đủ các khớp xương. Có lẽ nó đã bị con trưởng thành đè lên sau khi chết. Cả hai con vật được xác định tử vong vì cùng một nguyên nhân: bị sa vào hố bùn tạo ra bởi dấu chân của một sauropod khổng lồ (có khả năng là loài Mamenchisaurus) và kẹt lại trong đó.

Phân tích mô học cho thấy độ tuổi trưởng thành của loài này là 7 tuổi, và cá thể lớn hơn bị sa lầy và tử vong ở độ tuổi 12. Trong khi con nhỏ hơn chết khi vẫn còn đang ở giai đoạn phát triển, lúc 6 tuổi. Do sự khác biệt về độ tuổi nên có thể dễ dàng quan sát được các thay đổi trong quá trình trưởng thành như con non có hốc mắt và bàn tay có tỷ lệ lớn hơn cũng như chi sau dài hơn.

Điểm đáng chú ý là trên phần hộp sọ của các con vật đều có một cái mào tạo nên bởi các phần xương mũi hợp lại. Ở con non, phần mào tương đối nhỏ và chỉ giới hạn ở phần trước mũi, trong khi mào của con trưởng thành có kích thước lớn hơn rất nhiều.

Dựa vào đặc điểm này, vào năm 2006, loài khủng long này đã được giáo sư Từ Tinh và cộng sự mô tả và chính thức đặt tên là Guanlong wucaii (Ngũ Thái Quan long hay loài rồng có mào vùng Ngũ Thái). Bộ xương gốc hiện đang được trưng bày tại Viện Cổ sinh Động vật có xương sống và Cổ nhân loại học Trung Quốc.

Guanlong – tổ tiên của các bạo chúa

Giáo sư Từ và các cộng sự phân tích giải phẫu của Guanlong cho thấy chúng mang nhiều đặc điểm trung gian giữa khủng long coelurosaur và các loài bạo long thuộc siêu họ tyrannosauroid. Có thể nói, đây chính là mắt xích còn thiếu để chứng minh các tyrannosauroid đã tiến hóa từ khủng long coelurosaur.

Guanlong sống vào đầu giai đoạn Hậu Kỷ Jura, cùng thời điểm với các compsonathidmaniraptoran, cho thấy sự phân nhánh trong quá trình tiến hóa của các khủng long coelurosaur đã diễn ra vào thời điểm 160 triệu năm trước. Trên thực tế, nguồn gốc của các coelurosaur nói chung và các tyrannosauroid nói riêng có thể còn xa xưa hơn.

Mặc dù ngoại hình có rất ít đặc điểm để khiến người ta nghĩ rằng đây là một họ hàng của các bạo long đáng sợ kỷ Creta, nhưng dựa theo 7 đặc điểm về mặt hình thái (bao gồm cấu trúc răng, hình dạng của các lỗ tự nhiên trên hộp sọ và các đặc điểm của khung chậu), Guanlong vẫn được xếp vào siêu họ Tyrannosauroidea. Như vậy, loài khủng long nhỏ bé này trở thành một trong những tổ tiên lâu đời nhất được tìm thấy cho đến nay của Tyrannosaurus rex và các họ hàng khổng lồ của chúng.

Các hóa thạch Guanlong wucaii phát hiện được là các bộ xương thuộc siêu họ Tyrannosauroidea được bảo quản tốt nhất từ trước cho đến nay. Nhìn vào đó, chúng ta có thể hình dung được sự biến đổi trên quá trình tiến hóa từ các coelurosaur trở thành các bạo long vào thời điểm 95 triệu năm trước khi loài bạo long cuối cùng và nổi tiếng nhất, Tyrannosaurus rex biến mất khỏi Trái đất.

Theo giáo sư Clark, Guanlong thuộc về một nhánh đã phân hóa rất sớm trong quá trình tiến hóa của các bạo long, vì vậy chúng không mang nhiều đặc điểm giống với những hậu duệ khét tiếng của mình.

Trong một nghiên cứu gần đây, Guanlong được xếp trong cùng nhánh với ProceratosaurusKileskus, tạo thành họ Procetosauridae cùng các thành viên khác như Sinotyrannus, Juratyrant và Stokesosaurus. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu khác vào năm 2014 đã loại Stokesosaurus ra khỏi họ này.

Vị trí của Guanlong trong cây tiến hóa của các khủng long Tyrannosauroid (nguồn: Thomas R. Holtz Jr.)

Guanlong wucaii là loài có kích thước nhỏ nhất trong họ tyrannosauroid, chỉ sau Dilong. Con trưởng thành chỉ cao khoảng 1,1 m tính đến phần hông và dài khoảng 3 m từ mõm đến đuôi. Kích thước nhỏ bé là một trong các đặc điểm khiến Guanlong giống với khủng long coelurosaur hơn là các loài bạo long sau này.

Bên cạnh các đặc điểm chung của các khủng long thuộc siêu họ Tyrannosauroidea bao gồm cấu trúc răng hình chữ U ở xương tiền hàm hàm trên, hai xương mũi hợp lại làm một… Guanlong cũng mang nhiều đặc điểm sơ khai hơn ví dụ như có chi trước dài với ba móng vuốt ở mỗi “bàn tay”. Ngoài ra, một số đặc điểm của khung chậu cũng giống kiểu đặc trưng của các theropod giai đoạn kỷ Triass tới giữa kỷ Jura hơn là các loài sau đó (mặc dù các đặc điểm này vẫn hiện diện ở một số coelurosaur khác).

Có khả năng Guanlong cũng được bao phủ bởi một lớp protofeather giống như loài khủng long được tìm thấy trước đó và có quan hệ gần gũi với chúng là Dilong.

Đặc trưng của Guanlong nằm ở phần xương mũi hợp lại thành một cấu trúc giống như cái mào nằm ở phần mõm của chúng. Tất cả các chi thành viên Tyrannosauroidea đều có những chi tiết trang trí dọc theo xương mũi, ví dụ như sừng nhỏ xếp thành hàng ở ApplachiosaurusAlioramus… Nhưng Guanlong là chi duy nhất trong siêu họ này sở hữu một cái mào ấn tượng đến như vậy.

Các mào dạng này rất phổ biến ở những theropod giai đoạn Trung và Hậu kỷ Jura như Ceratosaurus hay các loài coelurosaur nguyên thủy ProceratosaurusMonolophosaurus. Cấu trúc này rất mỏng manh (chỉ dày 1,5 mm) và bên trong chứa đầy các túi khí cho thấy nó chủ yếu được dùng để trang trí thay vì làm vũ khí. Hóa thạch của cá thể Guanlong chưa trưởng thành hơn có cái mào nhỏ hơn cho thấy khả năng nó liên quan đến sự trưởng thành về mặt tính dục.

guanlong
Guanlong (tác giả Joanna Kobierska)

Guanlong sinh sống trong những khu rừng lá kim và dương xỉ khổng lồ, nơi khí hậu luôn thay đổi, với mùa hè ấm và ẩm ướt trong khi mùa đông khô lạnh. Thức ăn của chúng bao gồm các loài khủng long nhỏ hơn, động vật có vú… Trái với các hậu duệ của chúng đứng đầu chuỗi thức ăn, Guanlong cũng có thể trở thành bữa ăn cho các loài khủng long ăn thịt lớn hơn như loài allosaur Yangchuanosaurus hay Monolophosaurus.

Leave a Reply Cancel Reply

玻璃钢生产厂家安庆水果玻璃钢雕塑定做价格静安区正宗玻璃钢雕塑择优推荐彩色玻璃钢雕塑加工广东透明玻璃钢雕塑生产商郾城玻璃钢雕塑定制延庆商场美陈灯饰画安装玻璃钢红军雕塑厂商定制北京周边商场美陈哪里买玻璃钢装饰雕塑厂廊坊制作玻璃钢雕塑漳州园林玻璃钢雕塑批发江苏小品系列玻璃钢雕塑生产厂家商场新年美陈装饰的目的江门小品玻璃钢卡通雕塑北京商业商场美陈批发价玻璃钢佛像雕塑细节银川城市玻璃钢雕塑多少钱北京商场美陈搭建排行榜青海仿真人物玻璃钢雕塑设计郑州室内玻璃钢彩绘雕塑定做商场春季美陈布置主题济南特色玻璃钢雕塑价位商场美陈图片大全定西玻璃钢植物雕塑定做人物迎宾户外园林玻璃钢雕塑河北大型商场美陈哪里买玻璃钢雕塑表面做旧深圳季节性商场美陈供应商北京主题商场美陈怎么样汕头景观玻璃钢雕塑定做香港通过《维护国家安全条例》两大学生合买彩票中奖一人不认账让美丽中国“从细节出发”19岁小伙救下5人后溺亡 多方发声单亲妈妈陷入热恋 14岁儿子报警汪小菲曝离婚始末遭遇山火的松茸之乡雅江山火三名扑火人员牺牲系谣言何赛飞追着代拍打萧美琴窜访捷克 外交部回应卫健委通报少年有偿捐血浆16次猝死手机成瘾是影响睡眠质量重要因素高校汽车撞人致3死16伤 司机系学生315晚会后胖东来又人满为患了小米汽车超级工厂正式揭幕中国拥有亿元资产的家庭达13.3万户周杰伦一审败诉网易男孩8年未见母亲被告知被遗忘许家印被限制高消费饲养员用铁锨驱打大熊猫被辞退男子被猫抓伤后确诊“猫抓病”特朗普无法缴纳4.54亿美元罚金倪萍分享减重40斤方法联合利华开始重组张家界的山上“长”满了韩国人?张立群任西安交通大学校长杨倩无缘巴黎奥运“重生之我在北大当嫡校长”黑马情侣提车了专访95后高颜值猪保姆考生莫言也上北大硕士复试名单了网友洛杉矶偶遇贾玲专家建议不必谈骨泥色变沉迷短剧的人就像掉进了杀猪盘奥巴马现身唐宁街 黑色着装引猜测七年后宇文玥被薅头发捞上岸事业单位女子向同事水杯投不明物质凯特王妃现身!外出购物视频曝光河南驻马店通报西平中学跳楼事件王树国卸任西安交大校长 师生送别恒大被罚41.75亿到底怎么缴男子被流浪猫绊倒 投喂者赔24万房客欠租失踪 房东直发愁西双版纳热带植物园回应蜉蝣大爆发钱人豪晒法院裁定实锤抄袭外国人感慨凌晨的中国很安全胖东来员工每周单休无小长假白宫:哈马斯三号人物被杀测试车高速逃费 小米:已补缴老人退休金被冒领16年 金额超20万

玻璃钢生产厂家 XML地图 TXT地图 虚拟主机 SEO 网站制作 网站优化